“Nhất lé, nhì lùn, tam hô, tứ rỗ” được hiểu như thế nào?
Chỉ là quan niệm của dân gian
Thành ngữ, tục ngữ là những kinh nghiệm được dân gian đúc rút qua thời gian. Trong đó, “nhất lé, nhì lùn, tam hô, tứ rỗ” cũng là một câu như thế.
Theo quan niệm dân gian, câu thành ngữ này chỉ những người có tính xấu. Tuy nhiên, đây chỉ là quan điểm cá nhân, trên thực tế chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh loại hình tướng người này một cách cụ thể. Hơn nữa, đây cũng chỉ là quan niệm của xã hội Phương Đông chứ phương Tây không hề tồn tại. Chính vì thế trong các tác phẩm văn chương ở phương Đông thường tập trung xây dựng những nhân vật phản diện thuộc một trong 4 loại hình tướng khác biệt là lé, lùn, hô, rỗ…
Nhà nghiên cứu Văn hóa Dân gian Nguyễn Hùng Vĩ, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội lại cho rằng, thành ngữ “nhất lé, nhì lùn, tam hô, tứ rỗ” muốn nói: Những người dị tướng thì thường có tài lạ. Đừng coi thường họ. Lé, lùn, hô, rỗ là những hình dáng không đẹp, thường bị mọi người chê bai, kỳ thị. Tuy nhiên, để tồn tại, họ vẫn có những năng lực tự thân đáng quý, đáng ghi nhận, nhiều khi rất thành đạt thậm chí đạt nên kỳ tích. Đây là kinh nghiệm thực tế như vậy. Thành ngữ này không xuất phát từ điển tích gì. Nó là tổng kết kinh nghiệm về sự bất tương hợp thường thấy giữa hình thức và nội dung, giữa vẻ ngoài và phẩm chất.
Nhất lé. nhì lùn, tam hô, tứ rỗ chưa hẳn chỉ những người xấu
Hiểu như thế nào cho đúng về “Nhất lé, nhì lùn, tam hô, tứ rỗ”
Một số ý kiến của các nhà văn hóa khác cho rằng: Thành ngữ “nhất lé nhì lùn tam hô tứ rỗ” chủ yếu nói về những người có tài, tuy nhiên, cũng có trường hợp gian ngoa độc ác dám dùng mưu chước hại người khác để bước lên đài danh vọng. Để phân biệt những người như vậy, dân gian dạy nhau cách nhìn vào tướng diện, đó là”nhất lé, nhì lùn, tam hô, tứ rỗ”.
“Nhất lé” được chỉ người có hai con mắt không có cùng hướng nhìn về một phía. Nhiều người cho rằng những người như thế thường có lòng dạ bất chính, ẩn chứa điều độc ác. Tuy nhiên, ý kiến này có vẻ quá chủ quan, sa đà vào hình thức mà quên đi cái tốt đẹp của con người. Chưa chắc người lé có hai con mắt “bất đồng”, không ngay ngắn thì tâm can bất chính. Ngược lại, những người thuộc loại hình tướng này thường thể hiện thái độ yêu ghét rõ ràng, khi yêu thì chung thủy nhất mực, khi ghét thì ghét cay đắng, triệt để…
“Nhì lùn” theo quan niệm dân gian cho rằng những người như thế này thường có tính kiêu căng. Trên thực tế, một số người không được cao cho lắm rất khôn ngoan lại túc trí đa mưu, có lẽ vì thế nên người lùn được xếp vào một trong 4 loại hình tướng tài giỏi hơn người.
Trong lịch tử phương Đông lẫn phương Tây đã có nhiều danh tướng sở hữu loại hình tường lùn này. Đó là Napoleon (1769 – 1821), ông ta là người đã bình định nước Pháp, đưa ra các chính sách pháp luật tiến bộ mà đương thời chưa ai nghĩ ra, giúp Pháp trở thành một cường quốc của thế giới…
“Tam hô” chỉ những người có hàm răng bị hô, không đẹp, không khít vào với nhau, răng lộ môi cong đề phòng đường chết. Theo một tài liệu khác mà Báo KH&ĐS khảo được trong Tướng Mệnh Khảo Luận do Vũ Tài Lục biên soạn thì một trong tướng lục ác là “thần bất hô xỉ” – Môi không che được răng là người bất hòa. Răng hô phải đầm xuống đều thì chất phác, răng đâm ngang hay ngưỡng lên, cực đểu giả (trích Ngân Hà Thư Xã).
“Tứ rỗ” chỉ những người có tướng xấu, tâm địa độc ác, xếp vào hàng dị tướng. Nếu mặt rỗ mà kết hợp với răng hô, mọc không đều thì đó là dị tướng.
Như vậy, không thể dựa vào quan điểm của dân gian mà đánh giá người khác bởi vẻ bề ngoài, không thể “trông mặt mà bắt hình dong” được. Khi nhận xét về một người cần có cái nhìn khách quan, dựa vào nhân tướng học được khoa học chứng minh rõ ràng. Đánh giá người khác cần phải cẩn trọng, tránh những hiểu nhầm không đáng có.
https://batdongsanhado.com.vn/chung-cu-ct2a-thach-ban.sp35